(Soha.vn) - Thành cổ Biên Hòa có lịch sử tồn tại hơn 300 năm, là công trình cổ có kiến trúc độc nhất Nam Bộ còn lại. Tuy nhiên thành cổ Biên Hòa đang bị xuống và cố nguy cơ đổ sập.
Theo tác giả Lương Văn Lựu viết trong cuốn “Biên Hòa sử lược” thì: "Thành được xây dựng vào năm Gia Long thứ 15 (tức 1816) tại địa hạt thôn Bàn Lân (thôn Tân Lân) huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa cũng với tên gọi là "thành Cựu". Chu vi thành dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng. Hào xung quanh rộng 4 trượng, sâu 6 thước. Thành có 4 cửa và một kỳ đài (phía chánh điện). Mỗi cửa ngõ có bắc một cầu đá ngang qua hào để làm lối lưu thông ra vào". Trong khu vực thành có căn biệt thự kiểu Tây và những công trình khác. Tuy nhiên những công trình này hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. (Trong ảnh, cây xanh mọc bám rễ dày đặc trên tường ngôi biệt thự". Một đoạn tường thành được xây dựng bằng đá ong còn xót lại có cây xanh mọc bên trên. Toàn khu thành cổ đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ bị đổ sập. Ông Lê Trí Dũng - Giám đốc Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh Đồng Nai cho biết: Tỉnh Đồng Nai cũng rất quan tâm đến di tích này, tuy nhiên do khó khăn về kinh phí nên chưa thể tiến hành sửa chữa toàn diện được. Nhằm cứu lấy di tích quốc gia độc đáo thành cổ Biên Hòa trước khi quá muộn, Sở VH-TTDL tỉnh Đồng Nai một mặt xin ngân sách UBND tỉnh, một mặt đề xuất cho phép “xã hội hóa, tìm đối tác đầu tư” để có vốn sửa chữa, bảo tồn. Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định ứng trước 5 tỉ đồng để sửa chữa cấp bách một số hạng mục xuống cấp và dự kiến sẽ triển khai trong năm 2014. Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét