Là chứng bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tinh thần, hiệu suất lao động của người bệnh, nặng có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Dưới đây là các động tác tập luyện, phòng điều trị bệnh. Động tác 1: Xoa cổ gáy Ngồi thả lỏng người, úp hai lòng bàn tay lên gáy sát theo chiều ngang của gáy từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và ngược lại. Tiếp đó để 4 đầu ngón tay để lên chính giữa chỗ hõm sau gáy (huyệt phong phủ) day nhẹ dọc cột sống cổ từ trên xuống dưới theo vòng xoáy trôn ốc từ 20 - 30 lần, sau đó chuyển tay sang sườn gáy cũng làm động tác trên từ huyệt phong trì xuống dưới bờ vai cả hai bên từ 20 - 30 lần. Có thể kết hợp thêm dầu xoa bóp để tăng hiệu quả. Động tác 2: Cúi, ngửa, nghiêng Ngồi thẳng người trên ghế, hai chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân, lưng thẳng, hai vai giữ nguyên cúi gập cằm tối đa vào ngực hít vào, khi thở ra ngửa cổ ra tối đa ra sau sao cho ụ chẩm tiếp xúc với vai lưng càng tốt giữ ở tư thế đó 30 giây - 1 phút rồi từ từ trở về vị trí ban đầu, vẫn giữ nguyên vai ngửa cổ tối đa. Tiếp đó vẫn tư thế trên nghiêng đầu sang trái, rồi sang phải một cách tối đa (kết hợp hít vào thở ra đều đặn). Mỗi động tác làm từ 10 - 20 lần. Động tác 3: Quay cổ Vẫn ngồi ở tư thế trên, giữ nguyên vai, gập đầu vuông góc với thân thật nhẹ nhàng quay tròn cổ theo kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, kết hợp hít vào thở ra đều đặn. Làm mỗi chiều từ 10 - 20 lần. Động tác 4: Nằm ngửa Nằm ngửa thả lỏng người tối đa trên một mặt phẳng cứng, đầu không gối hai tay buông lỏng theo thân trong 10 - 15 phút. Sau đó cố định ụ chẩm và gót chân đồng thời rướn và co người về phía trước, giữ ở tư thế này 1 - 2 phút. Nhằm thúc đẩy tuần hoàn đốt sống cổ, tăng cường lưu thông máu cho não bộ. Động tác 5: Nằm úp Nằm úp mặt thả lỏng người, hai tay xuôi theo cơ thể lòng bàn tay ngửa, bàn chân duỗi tối đa, lấy cằm là điểm đỡ chính cho đầu, mắt ngước nhìn về phía trước, nằm trong tư thế này 10 - 15 phút. Động tác này có tác dụng giãn cơ lưu thông tuần hoàn vùng cổ gáy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, khí huyết của vùng đầu não nhằm giảm thiểu triệu chứng hoa mắt chóng mặt. Động tác 6: Xoay người Đứng thẳng tư thế thoải mái, hai tay buông xuôi nhẹ nhàng, xoay người sang trái, sau đó xoay trở lại bên phải. Mỗi bên làm 5 - 10 lần, mỗi động tác xoay dừng 5 - 10 giây. Nếu thấy chóng mặt thì nghỉ ở tư thế đó đến hết chóng mặt thì lặp lại. Động tác 7: Đi bộ giật cục Bước nhanh tới phía trước 5 bước, dừng đột ngột, nghỉ 5 - 10 giây, rồi làm tiếp, tiếp tục làm như vậy với phía sau, mỗi phía làm 5 - 10 lần. Động tác giúp thần kinh trung ương và ngoại vi thích nghi với sự thay đổi đột tác động của cơ thể từ đó giúp điều hòa khí huyết tốt hơn. Khi bị RLTĐ mà chưa có sự can thiệp của y tế - chuyên môn, người bệnh có thể nằm tại chỗ, đầu thấp, có thể tự hoặc nhờ người khác day liên tục hai huyệt ế phong (ép dái tai xuống, dái tai chạm tới đâu đó là huyệt, huyệt ở chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm) sao cho căng tức tại chỗ và tức nặng vào lỗ tai trong tới khi đạt hiệu quả. Dưới huyệt là dây thần kinh VIII - tiền đình ốc tai. Khi bị RLTĐ tác động ngay vào huyệt này giúp cơ thể nhanh chóng lập lại thăng bằng, giảm thiểu triệu chứng nhanh chóng cho người bệnh. Lương y Chu Văn Tiến (Hội Đông y Vĩnh Tường)
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét